-
Nguyễn Đức Sơn nổi tiếng ngông. Tiếng nên là nhờ những bài thơ "bạo tục" và nhờ thứ tuyên ngôn kỳ quặc mà thi sĩ cho in lên bìa trước bìa sau của một số tập thơ.Thơ ấy lập dị hơn là hay. Còn tuyên ngôn kia không chứa nội dung gì sâu sắc, đại khái là lập dị cộng thêm ít nhiều thời thượng! Nhưng lập dị với thời thượng chỉ là cái bề ngoài của Nguyễn Đức Sơn. Dưới lớp "vỏ" là một con người khác hẳn, vừa rất bình thường như đa số mọi người, lại vừa rất độc đáo không giống bất cứ ai: bóc lớp vỏ "dị lập" đi, ta gặp một cái ruột có nét "dị bẩm sinh", "dị tự nhiên". Dị là khác người. Khác người lắm cách. Cái dị tự nhiên của Nguyễn Đức Sơn nó thế nào? Nó ngộ nghĩnh hết chỗ nói! Có thể nói "ngộ" mới chính là cái đặc điểm phân biệt thơ giá trị của Nguyễn Ðức Sơn với bao nhiêu thơ Việt Nam giá trị khác xưa nay. Còn điều này cũng "ngộ". Là tuy Nguyễn Đức Sơn có làm thơ tự do (hình như vào lúc đầu), nhưng rốt cục tất cả những bài hay nhất của ông đều làm theo khuôn khổ nhất định có sẵn, thậm chí đa số là lục bát. Dễ tưởng ngộ nghĩnh mâu thuẫn với kỷ luật, nhưng không. Sau đây là hai mươi thi phẩm, chứa nội dung hoặc tình cảm bình thường hoặc suy tưởng siêu hình nhè nhẹ thoang thoảng hương nhang với nét ngộ nghĩnh đặc thù, mang hình thức tuy hoàn toàn kỷ luật nhưng lại thoải mái quyện nhuyễn với nội dung dẫn tới kết quả nghệ thuật đặc sắc. |
cái mặt Sơn Núi - Sao Trên Rừng |
Tôi thấy mây rừng
Tịch mạc
Một mình đi luồn vô luồn ra trong
núi chơi
Ngẫu cảm
Giữa mùa nắng vàng
Quê hương
Mưa trên thung lũng
Đêm thu
Nghe tiếng gà rừng gáy
Nhìn con tập lật
Một mình đuổi theo mây bạc trên biển
Đêm khơi
Bọt nước
Mang mang
Nói thật
Trên bờ hư không
Đốt cỏ ngoài rừng
Mai kia
Một mình nằm thở đủ kiểu trên bờ
biển
Huyệt sâu
Tg: Thu Tứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét